Xuất khẩu hạt tiêu: Lợi thế trong tay người bán

Hai năm qua, giá hồ tiêu tăng cao, thu nhập và lợi nhuận của người nông dân trồng tiêu vượt trội so với các cây trồng khác, còn trên bình diện xuất khẩu, các doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu có nhiều lợi thế cạnh tranh nhờ giá thành sản xuất trong nước thấp, sản lượng hạt tiêu Việt Nam lại chiếm tới 50% giao dịch hạt tiêu toàn cầu.

Nên có thể nói, với ngành hàng hạt tiêu, lợi thế luôn thuộc về nông dân và doanh nghiệp Việt Nam, khác xa so với nhiều mặt hàng nông sản khác vốn phụ thuộc vào thị trường thế giới.

xuat-khau-hat-tieu-loi-the-trong-tay-nguoi-ban 1

Không dễ bắt chẹt

Đầu tháng 10 năm nay đã xảy ra hiện tượng lạ trên thị trường giao dịch hạt tiêu, giá hạt tiêu tại sàn giao dịch SMX của Singapore thấp hơn tới cả ngàn đô la Mỹ mỗi tấn so với sàn giao dịch hạt tiêu Kochi của Ấn Độ, nơi mà nhà nông và doanh nghiệp Việt Nam thường lấy giá giao dịch ở sàn này làm định hướng. Một bạn đọc có tên Hoàng Lân, đã bình luận trong 1 diễn đàn về nông sản, rằng các nhà nhập khâu tiêu quốc tế muốn dùng sàn SMX bao vây, “làm giá” tiêu xuất khẩu của Việt Nam.

Theo bạn Lân, sàn SMX bắt chước giá mua bán tiêu trong nước của Việt Nam rồi tự đặt ra giá giao dịch tuy nhiên hiện nay, phần lớn nông dân trông tiêu đã có điều kiện kinh tế trữ tiêu, chỉ bán khi nào cần tiền tiêu và khi có giá tốt. Lợi nhuận giữa nông dân và doanh nghiệp kinh doanh tiêu được điều tiết hài hòa.

“Nhà nhập khẩu dùng sàn SMX có bao vây và “làm giá” tiêu của các nước Đông nam á và nhất là Việt Nam. Tuy nhiên, việc “làm giá” thành công hay không phần lớn còn lệ thuộc vào bản lãnh của nông dân và doanh nghiệp Việt Nam, vốn đã bao năm trước đây thua thiệt, nay đã khá khôn ngoan trong mua bán xuất khẩu hồ tiêu, không dễ gì bắt chẹt”, điều bạn Lân phản ánh cũng phần nào nói lên thế chủ động của nông dân và doanh nghiệp kinh doanh hạt tiêu Việt Nam hiện nay.

Lợi thế trong tay người bán

Hiện nay, mùa vụ thu hoạch hồ tiêu các nước sản xuất chính đến nay cơ bản đã xong. Theo số liệu của Ủy ban hạt tiêu quốc tế (IPC), sản lượng tiêu thế giới năm 2012 tăng không đáng kể so 2011, dự trữ cuối kỳ giảm và ân đối cung cầu năm 2012 vẫn xu hướng có lợi cho các nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu.

xuat-khau-hat-tieu-loi-the-trong-tay-nguoi-ban 2

Theo nhận định của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu tại các thị trường tiêu thụ chính trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Trung Đông từ đầu năm tới nay khá ổn định và đạt mức cao. Thị trường châu Âu tại thời điểm 23-10-2012 tiêu đen giá trên 7.000 đô la/tấn, tiêu trắng 9.700 đô la/tấn.

VPA dự đoán tổng nguồn cung năm 2012 (sản lượng năm 2012 + tồn kho năm trước chuyển sang + tạm nhập) của cả nước khoảng 120.000 – 125.000 tấn, sau khi trừ tiêu thụ trong nước khoảng trên 5.000 tấn, lượng xuất khẩu năm 2012 ước ở mức  110.000 – 115.000 tấn (bao gồm cả tạm nhập tái xuất).

Trong khi đó, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tháng 10 xuất khẩu được 6 ngàn tấn hạt tiêu với kim ngạch đạt 45 triệu đô la. Khối lượng tiêu xuất khẩu 10  tháng dự kiến đạt 99 ngàn tấn với kim ngạch 682 triệu đô la, giảm 14,4% về lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so cùng kỳ năm trước nhờ giá tiêu xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 6.829 đô la/tấn, tăng 18% so với năm trước.

Phân tích sâu hơn của VPA cho thấy, giá tiêu đen xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đạt 6.407 đô la/tấn, tăng 1.096 đô la so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tiêu trắng 9.276 đô la/tấn, tăng khá cao, 1.620 đô la so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí giá tiêu trắng nghiền tuy khối lượng xuất khẩu còn hạn chế, chỉ vài ngàn tấn nhưng có giá gần 9.500 đô la/tấn.

Cuối tháng 10, giá tiêu đen nội địa tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ giao động ở mức 122.000 – 123.000 đồng/kg, thấp hơn so với giá tại thời điểm từ trung tuần tháng 9 trên 10.000 đồng/kg. Những nông hộ và số ít doanh nghiệp hiện còn trữ tiêu vừa bán vừa trông chờ giá tăng.

Nhận định của VPA với thị trường hạt tiêu nội địa trong gần cả năm nay là xu hướng người trồng tiêu găm hàng, chủ động điều tiết lưu thông, bình ổn giá cả thị trường và điều này đã làm thay đổi phương thức kinh doanh của các nhà đầu cơ, các nhà nhập khẩu quốc tế, họ chuyển phần lớn các hợp đồng dài hạn, sang ngắn hạn, mua bán hàng thật, mua nhanh bán nhanh với số lượng thích hợp.

gia trung binh tieu den cua viet nam

Phần lớn những hộ trồng tiêu hạn hẹp về tài chính và bà con đồng bào dân tộc, thường thu hoạch đến đâu bán tới đó nhưng đa phần nông dân trồng tiêu chỉ bán đủ tiền trang trải chi phí sản xuất, sinh hoạt. Nhiều nông hộ còn mua thêm hàng để trữ, chờ giá cao kiếm lời.

10 doanh nghiep xuat khau tieu hang dau viet nam