Tăng cường vận tải hàng hóa hai chiều Việt Nam – Lào

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đồng ý với kiến nghị của Bộ GTVT nội dung cơ bản của Đề án nghiên cứu chung về tăng cường vận tải hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Lào.

Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo

Mục tiêu của Đề án nhằm hạn chế xe chạy rỗng, tăng cường vận tải hàng hóa hai chiều, tăng kim ngạch thương mại hai nước lên 2 tỷ USD vào năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 2020, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút hàng quá cảnh từ Lào sang Việt Nam để xuất đi các nước và ngược lại; Cơ sở để công tác quản lý Nhà nước về vận tải hàng hóa giữa hai nước tổ chức các dịch vụ công phục vụ cho hoạt động vận tải hàng hóa hai nước.

Ngoài Hiệp định song phương hai nước, Việt Nam và Lào còn tham gia Hiệp định đa phương về tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông…

Nâng cao năng lực, an toàn và chất lượng dịch vụ hoạt động bay

Tổng công ty Quản lý bay VN (VATM) đang xây dựng Đề án Nâng cao năng lực, an toàn và chất lượng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Nhiều hành khách vẫn phàn nàn về chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không, sân bay
Nhiều hành khách vẫn phàn nàn về chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không, sân bay

Đề án tập trung đánh giá hiện trạng năng lực điều hành bay, an toàn và chất lượng dịch vụ đảm bảo hoạt động bay của Tổng công ty, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực điều hành bay, an toàn và chất lượng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Trên cơ sở đó, Đề án đưa ra các giải pháp để nâng cao an toàn, năng lực điều hành bay (gồm năng lực thông qua của vùng trời đường dài, vùng trời trung tận, năng lực thông qua của sân bay cũng như giải pháp nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống trang thiết bị kỹ thuật và năng lực của nhân viên hàng không, nhóm bảo đảm hoạt động bay).

Các giải pháp về an toàn hàng không, nâng cao chất lượng, giải pháp quản trị doanh nghiệp, huy động vốn đầu tư… cũng được đề cập cụ thể trong đề án.

Việc nâng cao năng lực, an toàn và chất lượng dịch vụ hoạt động bay cũng góp phần hạn chế tình trạng trễ giờ bay giúp việc vận chuyển hàng không thuận lợi hơn.

Tăng gấp đôi tàu SB chạy tuyến ven biển

Ông Đỗ Trung Học, Trưởng phòng Tàu sông, Cục Đăng kiểm VN cho biết, đến ngày 15/1, Cục Đăng kiểm VN đã thẩm định xong thiết kế cho 432 tàu pha sông biển cấp VR-SB.

Tuyến đường thủy Quảng Ninh đi một số tỉnh phía Bắc hiện có hàng trăm tàu sông chở container đang hoạt động
Tuyến đường thủy Quảng Ninh đi một số tỉnh phía Bắc hiện có hàng trăm tàu sông chở container đang hoạt động

Đồng thời, Cục cũng cấp hồ sơ đăng kiểm cho 350 phương tiện. So với con số 196 phương tiện được cấp phép hoạt động tại thời điểm tháng 10/2014, đến nay số lượng tàu pha sông biển đã tăng gấp đôi. Đáng chú ý, ngoài các loại tàu chở hàng rời, hàng khô, tàu chuyên dùng, đến nay đã có 6 tàu chuyên chở container tham gia vận tải trên tuyến, với trọng tải tối đa là 72 container loại 20 feet.

Với trọng tải của các tàu đã tham gia tuyến, ước tính mỗi tháng đội tàu pha sông biển vận chuyển số lượng hàng hóa tương đương với 1 nghìn – 2 nghìn chuyến xe ôtô tải nặng trên đường bộ, góp phần giảm tải cho đường bộ, nhiều nhất là trên cung đường từ các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương đi miền Trung.

Theo baogiaothong.vn

Xuất khẩu hạt tiêu: Lợi thế trong tay người bán

Hai năm qua, giá hồ tiêu tăng cao, thu nhập và lợi nhuận của người nông dân trồng tiêu vượt trội so với các cây trồng khác, còn trên bình diện xuất khẩu, các doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu có nhiều lợi thế cạnh tranh nhờ giá thành sản xuất trong nước thấp, sản lượng hạt tiêu Việt Nam lại chiếm tới 50% giao dịch hạt tiêu toàn cầu.

Nên có thể nói, với ngành hàng hạt tiêu, lợi thế luôn thuộc về nông dân và doanh nghiệp Việt Nam, khác xa so với nhiều mặt hàng nông sản khác vốn phụ thuộc vào thị trường thế giới.

xuat-khau-hat-tieu-loi-the-trong-tay-nguoi-ban 1

Không dễ bắt chẹt

Đầu tháng 10 năm nay đã xảy ra hiện tượng lạ trên thị trường giao dịch hạt tiêu, giá hạt tiêu tại sàn giao dịch SMX của Singapore thấp hơn tới cả ngàn đô la Mỹ mỗi tấn so với sàn giao dịch hạt tiêu Kochi của Ấn Độ, nơi mà nhà nông và doanh nghiệp Việt Nam thường lấy giá giao dịch ở sàn này làm định hướng. Một bạn đọc có tên Hoàng Lân, đã bình luận trong 1 diễn đàn về nông sản, rằng các nhà nhập khâu tiêu quốc tế muốn dùng sàn SMX bao vây, “làm giá” tiêu xuất khẩu của Việt Nam.

Theo bạn Lân, sàn SMX bắt chước giá mua bán tiêu trong nước của Việt Nam rồi tự đặt ra giá giao dịch tuy nhiên hiện nay, phần lớn nông dân trông tiêu đã có điều kiện kinh tế trữ tiêu, chỉ bán khi nào cần tiền tiêu và khi có giá tốt. Lợi nhuận giữa nông dân và doanh nghiệp kinh doanh tiêu được điều tiết hài hòa.

“Nhà nhập khẩu dùng sàn SMX có bao vây và “làm giá” tiêu của các nước Đông nam á và nhất là Việt Nam. Tuy nhiên, việc “làm giá” thành công hay không phần lớn còn lệ thuộc vào bản lãnh của nông dân và doanh nghiệp Việt Nam, vốn đã bao năm trước đây thua thiệt, nay đã khá khôn ngoan trong mua bán xuất khẩu hồ tiêu, không dễ gì bắt chẹt”, điều bạn Lân phản ánh cũng phần nào nói lên thế chủ động của nông dân và doanh nghiệp kinh doanh hạt tiêu Việt Nam hiện nay.

Lợi thế trong tay người bán

Hiện nay, mùa vụ thu hoạch hồ tiêu các nước sản xuất chính đến nay cơ bản đã xong. Theo số liệu của Ủy ban hạt tiêu quốc tế (IPC), sản lượng tiêu thế giới năm 2012 tăng không đáng kể so 2011, dự trữ cuối kỳ giảm và ân đối cung cầu năm 2012 vẫn xu hướng có lợi cho các nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu.

xuat-khau-hat-tieu-loi-the-trong-tay-nguoi-ban 2

Theo nhận định của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu tại các thị trường tiêu thụ chính trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Trung Đông từ đầu năm tới nay khá ổn định và đạt mức cao. Thị trường châu Âu tại thời điểm 23-10-2012 tiêu đen giá trên 7.000 đô la/tấn, tiêu trắng 9.700 đô la/tấn.

VPA dự đoán tổng nguồn cung năm 2012 (sản lượng năm 2012 + tồn kho năm trước chuyển sang + tạm nhập) của cả nước khoảng 120.000 – 125.000 tấn, sau khi trừ tiêu thụ trong nước khoảng trên 5.000 tấn, lượng xuất khẩu năm 2012 ước ở mức  110.000 – 115.000 tấn (bao gồm cả tạm nhập tái xuất).

Trong khi đó, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tháng 10 xuất khẩu được 6 ngàn tấn hạt tiêu với kim ngạch đạt 45 triệu đô la. Khối lượng tiêu xuất khẩu 10  tháng dự kiến đạt 99 ngàn tấn với kim ngạch 682 triệu đô la, giảm 14,4% về lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so cùng kỳ năm trước nhờ giá tiêu xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 6.829 đô la/tấn, tăng 18% so với năm trước.

Phân tích sâu hơn của VPA cho thấy, giá tiêu đen xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đạt 6.407 đô la/tấn, tăng 1.096 đô la so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tiêu trắng 9.276 đô la/tấn, tăng khá cao, 1.620 đô la so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí giá tiêu trắng nghiền tuy khối lượng xuất khẩu còn hạn chế, chỉ vài ngàn tấn nhưng có giá gần 9.500 đô la/tấn.

Cuối tháng 10, giá tiêu đen nội địa tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ giao động ở mức 122.000 – 123.000 đồng/kg, thấp hơn so với giá tại thời điểm từ trung tuần tháng 9 trên 10.000 đồng/kg. Những nông hộ và số ít doanh nghiệp hiện còn trữ tiêu vừa bán vừa trông chờ giá tăng.

Nhận định của VPA với thị trường hạt tiêu nội địa trong gần cả năm nay là xu hướng người trồng tiêu găm hàng, chủ động điều tiết lưu thông, bình ổn giá cả thị trường và điều này đã làm thay đổi phương thức kinh doanh của các nhà đầu cơ, các nhà nhập khẩu quốc tế, họ chuyển phần lớn các hợp đồng dài hạn, sang ngắn hạn, mua bán hàng thật, mua nhanh bán nhanh với số lượng thích hợp.

gia trung binh tieu den cua viet nam

Phần lớn những hộ trồng tiêu hạn hẹp về tài chính và bà con đồng bào dân tộc, thường thu hoạch đến đâu bán tới đó nhưng đa phần nông dân trồng tiêu chỉ bán đủ tiền trang trải chi phí sản xuất, sinh hoạt. Nhiều nông hộ còn mua thêm hàng để trữ, chờ giá cao kiếm lời.

10 doanh nghiep xuat khau tieu hang dau viet nam

Giá cước Á – Âu tiếp tục tăng

Giá cước Á-Âu tiếp tục tăng trong hai tuần liên tiếp, tăng 13.4%, tương đương US$176/TEU, đạt $1,491/TEU trong tuần trước, theo Chỉ số hàng hóa container Shanghai (SCFI).

VLUU L210  / Samsung L210

Nhưng giá cước giảm 17.1%, tương đương $218/TEU trên tuyến $1,055/TEU.

Giá cước trên tuyến xuyên Thái Bình Dương cũng đang chịu áp lực. Giá cước trên tuyến châu Á – bờ Đông giảm thêm 2.8%, tương đương $68/FEU đạt $2,408/FEU và giá cước trên tuyến châu Á – bờ Đông giảm 1.4% tương đương $49/FEU đạt $3,379/FEU.

Tổng chỉ số SCFI tăng 1.7% so với tuần trước đạt 1,251.2 điểm.

 

Hơn 42,7 triệu tấn hàng hóa qua cảng biển khu vực TP.HCM

Cục thống kê TP.HCM vừa công bố số liệu tình tình kinh tế xã hội thành phố trong 08 tháng đầu năm 2012. Theo đó, tổng lượng hàng hóa thông qua cảng sông và cảng biển tháng 8 ước đạt trên 5,8 triệu tấn, tăng 0,9% so tháng trước và tăng 7,6% so với tháng 7/2011. Trong đó hàng hoá qua cảng biển đạt trên 5,7 triệu tấn chiếm 96,8%. 

Như vậy tính từ đầu năm đến nay sản lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực TP.HCM ước đạt đạt gần 44,2 triệu tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển đạt trên 42,7 triệu tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong số hàng hóa thông qua các cảng khu vực TP.HCM hàng xuất khẩu đạt gần 17 triệu tấn tấn, chiếm 38,5%, tăng 9,8%; hàng nhập khẩu đạt trên 19,5 triệu tấn, chiếm 44,3%, tăng 1,5%; hàng nội địa đạt trên 7,6 triệu tấn, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2011.

hon-42,7-trieu-tan-hang-hoa-qua-cang-bien-khu-vuc-tp-hcm

Tổng doanh thu vận tải tháng 8 ước đạt 4.197,5 tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 35,8% so với tháng 7-2011. Ước tính 8 tháng đầu năm đạt 29.255,4 tỷ đồng, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 15,5%, tăng 7,6%. Trong đó doanh thu vận tải hàng hóa tháng 8 ước đạt 2.792,8 tỷ đồng, tăng 4,8% so với tháng trước và tăng 32,9% so với tháng 7/2011. Ước tính 8 tháng đầu năm đạt 19.249,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,8% trong tổng doanh thu vận chuyển, tăng 26,8% so với cùng kỳ; doanh thu đường bộ chiếm tỷ trọng 53% trong tổng doanh thu vận chuyển hàng hóa, tăng 34,7%; doanh thu vận tải đường biển chiếm tỷ trọng 37,5%, tăng 16,1%.

Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp gia công gần 60 tỉ USD

Bộ Công Thương cho biết kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp gia công tháng 10-2012 đạt 6,6 tỉ USD, tăng 6,9% so với tháng 9 và 19,8% so với cùng kỳ năm 2011.

Tính chung 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng ổn định và cao, ước đạt 59,8 tỉ USD, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2011.

Nhóm các sản phẩm công nghiệp gia công được Bộ Công Thương đánh giá là đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt các mặt hàng xuất khẩu then chốt của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như điện thoại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, máy ảnh, máy quay phim…

xuat-khau-san-pham-cong-nghiep-gia-cong-gan-60-ti-usd

Một tín hiệu lạc quan nữa trong 10 tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hầu hết các sản phẩm gần như tăng trưởng tốt, ngoại trừ một vài mặt hàng sắt thép (giảm 10,7%), quần áo (giảm 14,6%), kim loại và các sản phẩm kim loại (giảm 0,5%), đá quý và kim loại quý (giảm 83,3%). Các sản phẩm may mặc tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là điện thoại, giày dép và máy móc, thiết bị và công cụ.

Tình hình vận tải mười tháng đầu năm 2012

Theo Tổng Cục thống kê, tình hình vận tải hàng hóa mười tháng năm 2012 giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2011, trong khi tình hình vận tải hành khách lại tăng 9,5%.

tinh-hinh-van-tai-muoi-thang-dau-nam-2012

Vận tải hàng hóa mười tháng năm 2012 ước tính đạt 790,1 triệu tấn, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm:

– Vận tải trong nước đạt 758,2 triệu tấn, tăng 10,3% và 56,4 tỷ tấn.km, tăng 0,6%;

– Vận tải ngoài nước đạt 32 triệu tấn, giảm 16% và 97,2 tỷ tấn.km, giảm 19,6%.

– Vận tải hàng hóa đường bộ mười tháng đạt 619,1 triệu tấn, tăng 11,3% và 32,5 tỷ tấn.km, tăng 9,1%;

– Đường sông đạt 128,1 triệu tấn, tăng 5,8% và 12,9 tỷ tấn.km, tăng 5,2%;

– Đường biển đạt 37 triệu tấn, giảm 17% và 104,5 tỷ tấn.km, giảm 22%;

– Đường sắt đạt 5,7 triệu tấn, giảm 5% và 3,3 tỷ tấn.km, giảm 3,7%.

Trong khi đó, vận tải hành khách mười tháng năm 2012 ước tính đạt 2368,6 triệu lượt khách, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2011, bao gồm:

– Vận tải trung ương đạt 36,5 triệu lượt khách, tăng 8,1% và 25,8 tỷ lượt khách.km, tăng 7,3%;

– Vận tải địa phương đạt 2332,2 triệu lượt khách, tăng 12,4% và 77,4 tỷ lượt khách.km, tăng 10,5%.

– Vận tải hành khách đường bộ mười tháng ước tính đạt 2188,8 triệu lượt khách, tăng 13,1% và 75,7 tỷ lượt khách.km, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước;

– Đường sông đạt 152 triệu lượt khách, giảm 2,4% và 3,3 tỷ lượt khách.km, giảm 2,7%;

– Đường hàng không đạt 12,7 triệu lượt khách, tăng 0,5% và 20,2 tỷ lượt khách.km, tăng 8,1%;

– Đường sắt đạt 10,1 triệu lượt khách, tăng 1,9% và 3,7 tỷ lượt khách.km, tăng 1,5%;

– Đường biển đạt 5,1 triệu lượt khách, giảm 0,8% và 289 triệu lượt khách.km, tăng 0,6%.

Việt Nam giữ vai trò điều phối tổng thể logistics ASEAN

Logistics là loại hình dịch vụ tổng hợp và ứng dụng công nghệ cao, việc quản lý dịch vụ logistics đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành như giao thông vận tải, thương mại, hải quan, công nghệ thông tin.

Logistics là loại hình dịch vụ tổng hợp và ứng dụng công nghệ cao, việc quản lý dịch vụ logistics đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành như giao thông vận tải, thương mại, hải quan, công nghệ thông tin.

Khối các nước ASEAN rất coi trọng tăng cường hội nhập ngành logistics trong khu vực, coi đây là mắt xích quan trọng để liên kết các công đoạn sản xuất và vận chuyển giữa các nước trong khu vực.

Hiện dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm từ 15 – 20% GDP, tương đương khoảng 12 tỷ USD. Chỉ tính khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40 đến 60% chi phí thì đây là một thị trường lớn.

Tiềm năng phát triển ngành logistics Việt Nam hiện còn rất lớn vì kim ngạch thương mại của nước ta tăng nhanh nhất trong khu vực với tốc độ 18 – 20%/năm, đạt gần 130 tỷ USD.
Việt Nam có hơn 800 doanh nghiệp logistics đang hoạt động với quy mô khác nhau, tuy nhiên, 70 – 80% trong đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, việc tổ chức kinh doanh còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, nguồn nhân lực cũng hạn chế.

Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty giao nhận kho vận Vietfracht Nguyễn Giang Tiến cho biết, logistics có bốn cấp độ về dịch vụ thì các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia được đến cấp độ 2.

Nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mới làm đại lý, trung gian chứ chưa đáp ứng được cả chuỗi logistics bao gồm cả các nhà điều hành vận tải đa phương thức (MTO) và nhà cung cấp dịch vụ logistics (LP).

Công nghệ logistics của Việt Nam còn rất thấp, hơn nữa trình độ nhân lực hạn chế, chưa được đào tạo chính quy, chủ yếu các doanh nghiệp tự học, tự làm cho nên công việc vẫn còn mang tính thụ động dẫ đến việc ngành logistics Việt Nam bị mất thị phần ngay trên sân nhà…

Các khách hàng quốc tế đánh giá các nhà cung cấp logistics Việt Nam không có mức tín nhiệm cao, nhất là về thời gian giao hàng và thường chọn đối tác nước ngoài dù chi phí cao hơn. “Đây cũng là điều tất yếu vì chúng ta còn thiếu công nghệ và năng lực ở phạm vi quốc tế”, ông Tiến nói.

Vì vậy, không chỉ Doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo còn rất nhiều việc cần phải làm để đưa logistics phát triển tương xứng và hỗ trợ cho sự phát triển ngành kinh tế Việt Nam và trong khu vực các nước Đông Nam Á.