Tình hình vận tải mười tháng đầu năm 2012

Theo Tổng Cục thống kê, tình hình vận tải hàng hóa mười tháng năm 2012 giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2011, trong khi tình hình vận tải hành khách lại tăng 9,5%.

tinh-hinh-van-tai-muoi-thang-dau-nam-2012

Vận tải hàng hóa mười tháng năm 2012 ước tính đạt 790,1 triệu tấn, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm:

– Vận tải trong nước đạt 758,2 triệu tấn, tăng 10,3% và 56,4 tỷ tấn.km, tăng 0,6%;

– Vận tải ngoài nước đạt 32 triệu tấn, giảm 16% và 97,2 tỷ tấn.km, giảm 19,6%.

– Vận tải hàng hóa đường bộ mười tháng đạt 619,1 triệu tấn, tăng 11,3% và 32,5 tỷ tấn.km, tăng 9,1%;

– Đường sông đạt 128,1 triệu tấn, tăng 5,8% và 12,9 tỷ tấn.km, tăng 5,2%;

– Đường biển đạt 37 triệu tấn, giảm 17% và 104,5 tỷ tấn.km, giảm 22%;

– Đường sắt đạt 5,7 triệu tấn, giảm 5% và 3,3 tỷ tấn.km, giảm 3,7%.

Trong khi đó, vận tải hành khách mười tháng năm 2012 ước tính đạt 2368,6 triệu lượt khách, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2011, bao gồm:

– Vận tải trung ương đạt 36,5 triệu lượt khách, tăng 8,1% và 25,8 tỷ lượt khách.km, tăng 7,3%;

– Vận tải địa phương đạt 2332,2 triệu lượt khách, tăng 12,4% và 77,4 tỷ lượt khách.km, tăng 10,5%.

– Vận tải hành khách đường bộ mười tháng ước tính đạt 2188,8 triệu lượt khách, tăng 13,1% và 75,7 tỷ lượt khách.km, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước;

– Đường sông đạt 152 triệu lượt khách, giảm 2,4% và 3,3 tỷ lượt khách.km, giảm 2,7%;

– Đường hàng không đạt 12,7 triệu lượt khách, tăng 0,5% và 20,2 tỷ lượt khách.km, tăng 8,1%;

– Đường sắt đạt 10,1 triệu lượt khách, tăng 1,9% và 3,7 tỷ lượt khách.km, tăng 1,5%;

– Đường biển đạt 5,1 triệu lượt khách, giảm 0,8% và 289 triệu lượt khách.km, tăng 0,6%.

Việt Nam giữ vai trò điều phối tổng thể logistics ASEAN

Logistics là loại hình dịch vụ tổng hợp và ứng dụng công nghệ cao, việc quản lý dịch vụ logistics đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành như giao thông vận tải, thương mại, hải quan, công nghệ thông tin.

Logistics là loại hình dịch vụ tổng hợp và ứng dụng công nghệ cao, việc quản lý dịch vụ logistics đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành như giao thông vận tải, thương mại, hải quan, công nghệ thông tin.

Khối các nước ASEAN rất coi trọng tăng cường hội nhập ngành logistics trong khu vực, coi đây là mắt xích quan trọng để liên kết các công đoạn sản xuất và vận chuyển giữa các nước trong khu vực.

Hiện dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm từ 15 – 20% GDP, tương đương khoảng 12 tỷ USD. Chỉ tính khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40 đến 60% chi phí thì đây là một thị trường lớn.

Tiềm năng phát triển ngành logistics Việt Nam hiện còn rất lớn vì kim ngạch thương mại của nước ta tăng nhanh nhất trong khu vực với tốc độ 18 – 20%/năm, đạt gần 130 tỷ USD.
Việt Nam có hơn 800 doanh nghiệp logistics đang hoạt động với quy mô khác nhau, tuy nhiên, 70 – 80% trong đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, việc tổ chức kinh doanh còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, nguồn nhân lực cũng hạn chế.

Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty giao nhận kho vận Vietfracht Nguyễn Giang Tiến cho biết, logistics có bốn cấp độ về dịch vụ thì các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia được đến cấp độ 2.

Nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mới làm đại lý, trung gian chứ chưa đáp ứng được cả chuỗi logistics bao gồm cả các nhà điều hành vận tải đa phương thức (MTO) và nhà cung cấp dịch vụ logistics (LP).

Công nghệ logistics của Việt Nam còn rất thấp, hơn nữa trình độ nhân lực hạn chế, chưa được đào tạo chính quy, chủ yếu các doanh nghiệp tự học, tự làm cho nên công việc vẫn còn mang tính thụ động dẫ đến việc ngành logistics Việt Nam bị mất thị phần ngay trên sân nhà…

Các khách hàng quốc tế đánh giá các nhà cung cấp logistics Việt Nam không có mức tín nhiệm cao, nhất là về thời gian giao hàng và thường chọn đối tác nước ngoài dù chi phí cao hơn. “Đây cũng là điều tất yếu vì chúng ta còn thiếu công nghệ và năng lực ở phạm vi quốc tế”, ông Tiến nói.

Vì vậy, không chỉ Doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo còn rất nhiều việc cần phải làm để đưa logistics phát triển tương xứng và hỗ trợ cho sự phát triển ngành kinh tế Việt Nam và trong khu vực các nước Đông Nam Á.